NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHI NÀO?

nên nhổ răng khôn khi nào?

Mục lục

Nhổ răng khôn phải tùy vào tình trạng của răng, nếu cần nhổ mà cứ cố gắng giữ sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hàm răng ở người trưởng thành. Thông thường loại răng này mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Chức năng của răng khôn không rõ ràng, nhưng những phiền toái mà chúng gây ra cho chúng ta lại rất khó lường.

A. Các dấu hiệu của việc mọc răng khôn

 

1.    Gây đau nhức:

Khi răng khôn bắt đầu mọc, bệnh nhân đã có thể cảm giác đau nhức bên trong lợi. Cơn đau sẽ gây khó chịu và kéo dài cho đến khi nào răng khôn phát triển. Răng khôn có thể không mọc liền mạch mà phát triển gián đoạn kéo dài và thời gian mọc răng hoàn chỉnh có thể kéo dài đến vài năm, do đó bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều cơn đau do răng khôn mang lại.

Răng Khôn Có Nên Nhổ Hay Không?

Nếu cơn đau lan sang các răng khác thì đó chính là dấu hiệu của răng khôn bị mọc lệch.

2.    Nướu bị sưng tấy:

Nướu bị sưng cũng là dấu hiệu chính của việc mọc răng khôn. Phần nướu bị sưng không chỉ ở phía bên trên răng mà còn ở xung quanh răng. Đó là do nướu ở người trưởng thành cứng chắc, khi răng mọc cao, phản ứng đầu tiên là nướu cũng giản ra và phồng cao lên. Đến ngưỡng nhất định nó sẽ trở nên căng tức và sưng đau. Lúc răng tách nướu là lúc những phần xung quanh cũng dễ bị sưng to. Nhưng khi răng mọc ổn định, phần lợi sưng sẽ trở lại bình thường.

3.    Bị sốt nhẹ:

Bị sốt nhẹ là hiện tượng thường xảy ra khi răng khôn đang trong giai đoạn nhú lên. Tuy nhiên, những cơn sốt thường nhẹ, hiếm khi sốt nặng và kéo dài.
Nguyên nhân sốt là do lúc răng khôn mọc làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, cảm giác đau nhức là cho nhiệt độ cơ thể tăng lên giống như bị sốt. Giống như sưng nướu, cơn sốt có thể qua nhanh hoặc đến khi răng khôn mọc trồi lên thì cảm giác sốt mới hết.

Răng Khôn Có Nên Nhổ Hay Không?

4.    Hàm cử động khó khăn:

Khi răng không mọc lên, bệnh nhân sẽ có cảm giác khung hàm nặng nề hơn, cử động không nhanh nhẹn, thoải mái. Tình trạng nặng nhất là không thể há miệng được để ăn nhai đến khi mà răng trồi hẳn lên và dứt hẳn cơn đau.

B. Khi nào nên nhổ răng khôn?

 

Một chiếc răng khôn được chỉ định nhổ khi nó đang trực tiếp gây ra vấn đề hoặc để ngăn chặn vấn đề phát sinh trong tương lai. Các trường hợp có chỉ định nhổ răng khôn là:

–    Răng mọc lệch hoặc ngầm đã gây biến chứng: đau, khít hàm, viêm sưng, sâu răng…

–    Răng mọc lệch ra khỏi cung răng, không tham gia vào việc nhai, gây trở ngại cho vệ sinh răng miệng.

–    Nhổ răng theo yêu cầu của chỉnh hình răng mặt, phục hình.

C. Nhổ răng khôn tại phòng nha

 

Việc thực hiện cách nhổ răng khôn sẽ được thực hiện tại phòng khám hoặc trung tâm nha khoa. Có một số trường hợp nhổ răng sẽ phải phẫu thuật nếu tất cả các răng khôn của bạn đều có vấn đề gây nguy cơ biến chứng cao. Nếu trong lúc chẩn đoán phải nhổ răng mà bạn đang bị nhiễm trùng (có cảm giác đau ở răng) thì phẫu thuật thường bị trì hoãn cho đến khi nhiễm trùng đã được giải quyết hoặc nha sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn.

Trước khi nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh. Để loại bỏ các răng khôn, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số dùng chỉ tự tan, một số cần tháo chỉ sau vào ngày.

Răng Khôn Có Nên Nhổ Hay Không?

Trong 24 giờ sau khi nhổ răng khôn, chảy máu có thể xuất hiện vài giờ đầu. Sưng cũng có thể xuất hiện ở vùng nhổ răng với mức độ tuỳ thuộc độ khó của răng nhổ và cơ địa bệnh nhân. Khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ có phản ứng đau, cường độ đau tuỳ thuộc cơ địa mỗi người.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẩu và lành thương được thuận lợi.

Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.

Related Posts