Nhổ răng khôn là một trong những thủ thuật nha khoa phổ biến, thường được thực hiện khi răng khôn mọc không đúng cách gây ra đau đớn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Răng số 8 thường xuất hiện vào độ tuổi thanh niên và có thể gây ra nhiều vấn đề nếu không xử lý kịp thời. Việc nhổ răng khôn không chỉ giúp giảm bớt cơn đau và nguy cơ nhiễm trùng mà còn bảo vệ các răng lân cận khỏi những tổn thương do răng khôn gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu răng khôn và quá trình nhổ răng nhé!
Tác dụng của răng khôn là gì?
Trên thực chất những chiếc răng khôn hay còn được gọi là răng số 8 mọc khi con người chúng ta đã đến tuổi trưởng thành, bắt đầu từ lứa tuổi dậy thì có thể nắm bắt nhận thức mọi thứ.
Do mọc muộn, phải qua giai đoạn mọc mầm răng và đủ lớn thì răng khôn mới có thể từ từ trồi lên khỏi nướu. Có rất nhiều trường hợp những chiếc răng khôn này mọc không bình thường, khiến cho chúng ta gặp không ít khó khăn và phiền phức. Do đó, đối với nhiều người, hầu như răng không có ý nghĩa gì về mặt ăn nhai lẫn thẩm mỹ.
Nói một cách ngắn gọn thì răng khôn được xem là “khắc tinh” của nhiều người bởi chúng đã mang tới những đau đớn và phiền phức. Dù sớm hay muộn thì răng khôn vẫn phải nhổ để không xảy ra những trường hợp đau đớn. Theo kết quả khảo sát của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính cho tới nay có khoảng 85% răng khôn phải nhổ bỏ thay vì tiếp tục duy trì đến cuối quãng đời.
Hàm răng đầy đủ của chúng ta là có 32 răng trong đó 4 răng khôn ở cả hàm trên và hàm dưới. Không có ý nghĩa đặc biệt gì nhưng răng khôn lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đầu tiên là quá trình mọc răng khôn không phải răng nào cũng mọc tự nhiên và thẳng. Quá trình mọc răng khôn lúc nào cũng gây ra tình trạng đau đớn, không giống như mọc những loại răng khác.
Răng khôn mọc ngầm có thể gây nhiều biến chứng như: nhiễm trùng, đau nhức khi bị mọc răng khôn. Răng khôn mọc lệch, mọc sâu làm bệnh nhân sưng, đau đớn trong miệng nên khó nuốt đồ ăn.
Nếu tình trạng viêm nhiễm do răng khôn lâu ngày không thăm khám hay điều trị sớm sẽ gây tiêu xương xung quanh chiếc răng này, tệ hơn là nó dễ gây ra tình trạng xô lệch các răng còn lại.
Trường hợp nên và không nên nhổ răng khôn
Tuỳ theo vị trí mọc của răng khôn mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn có nên nhổ răng khôn hay không.
Trường hợp không cần nhổ răng khôn
-
Răng khôn mọc thẳng, đều, không gây kẹt với mô xương và răng, không gây ra biến chứng và đau. Trường hợp này nếu còn sót răng bệnh nhân cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để làm sạch hoàn toàn.
-
Mọc đúng vị trí của răng và khớp với răng đối diện.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, dễ đông máu và khó cầm máu,…
-
Răng khôn liên quan mật thiết với một số cấu trúc khác như xoang hàm, phát triển bình thường và khỏe mạnh.
-
Răng khôn được vệ sinh sạch sẽ trong quá trình chăm sóc răng miệng mỗi ngày.
Những trường hợp nên nhổ răng khôn
Khi hàm răng của bạn không đủ chỗ cho răng khôn mọc lên một cách bình thường, thì này dễ có thể gây ra các tình trạng về sức khỏe của răng miệng. Răng khôn có thể mọc ở các vị khác nhau trên hàm gây ra tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc và một số vấn đề trên răng xảy ra như:
- Mọc ngầm ẩn sâu trong hàm: Nếu răng khôn bị mắc kẹt trong hàm thì tình trạng này có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc hình thành u nang gây tổn hại tới nướu và các cấu trúc nâng đỡ răng xung quanh.
- Nhú một phần lên khỏi nướu: Khi răng khôn chỉ nhú lên một phần thì chúng thường không thể nhìn thấy rõ. Điều này làm cho việc chăm sóc răng miệng trở nên khó khăn, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh dẫn đến viêm lợi và sâu răng.
- Nhổ răng khôn mọc lệch và chen chúc: Nếu khung hàm không đủ chỗ cho răng khôn mọc, sau đó chúng có thể mọc chen chúc hoặc gây tổn thương cho những răng lân cận, làm cho các răng này lung lay, tiêu xương, hoặc thậm chí là rụng.
- Bác sĩ khuyến nghị chúng ta nên nhổ răng khôn khi những chiếc răng này chưa mọc hoàn toàn, trước khi chân răng và xương hàm phát triển đầy đủ. Việc này sẽ giúp răng hồi phục nhanh hơn sau phẫu thuật.
Nha khoa Bảo Ngọc khuyến cáo, bạn nên nhổ răng khôn sớm bởi nó sẽ hạn chế gây tổn thương cho những chiếc răng xung quanh tránh vấn đề như:
-
Không bị đau nhức răng.
-
Nhiễm trùng tái phát ở mô mềm phía sau răng cửa cuối cùng hàm dưới.
-
Xuất hiện hạch hoặc khối u.
-
Tổn thương các răng lân cận.
-
Bệnh viêm nướu.
-
Sâu răng diện tích rộng.
Mẹo giảm sưng và đau nhức sau khi nhổ răng khôn
Sau quá tình nhổ răng khôn thường xảy ra một số hiện tượng như sưng mặt, sưng lợi, nướu và có thể cải thiện bằng một số biện pháp sau:
-
Chườm viên đá lạnh: Để giảm độ sưng sau khi nhổ răng khôn, bọc viên đá lạnh trong một lớp khăn ẩm và đắp lên vết sưng theo chu kỳ 10 phút chườm, 20 phút đắp. Lặp lại nếu cần thiết trong vòng 24 giờ.
-
Dùng thuốc giảm viêm: như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin hoặc advil), có thể sử dụng nếu cơn đau nhẹ. Liên hệ bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu cần thiết.
-
Thuốc kháng sinh: nếu bạn được yêu cầu sử dụng thuốc kháng sinh trước khi nhổ răng (nhằm điều trị nhiễm trùng xung quanh răng khôn), bạn nên ngừng sử dụng thuốc khi hết liệu trình.
-
Cẩn thận trong sinh hoạt: chỉ sử dụng thức ăn lỏng cho đến khi thuốc tê mất tác dụng. Ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt trong một vài ngày, hạn chế đồ uống có cồn nếu bạn đang sử dụng thuốc giảm đau nhóm opioid.
-
Đánh răng nhẹ: nhưng chải răng xung quanh chỗ nhổ răng khôn trong vòng 24h đầu. Ngày hôm sau tiếp tục chải răng nhẹ nhàng. Không sử dụng nước súc miệng làm sạch, cay mát vì có thể gây ra dị ứng.
Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn
-
Vùng sưng tại vị trí nhổ răng cần được hạ nhiệt trong 24 giờ đầu bằng cách chườm lạnh. Sau đó, có thể đắp gạc ẩm và nóng vào chỗ sưng theo chu kỳ 20 phút chườm, 20 phút nghỉ. Bạn có thể lặp lại nếu cần. Lưu ý rằng sưng thường đạt đỉnh điểm khoảng 2 đến 3 ngày sau phẫu thuật.
-
Súc miệng bằng nước muối ấm (1/2 thìa cà phê muối trong 1 cốc nước) sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Tránh sử dụng nước súc miệng thơm mát khẩn cấp trừ khi có chỉ định từ nha sĩ.
-
Nếu vết thương được khâu bằng chỉ không tiêu, bạn cần đến phòng khám để tháo chỉ. Nếu có khâu vết thương hãy chú ý đến loại chỉ đã được sử dụng.
-
Ngoài ra, cần lưu ý bị khô ổ xương răng vì tình trạng này cần được điều trị tại phòng nha.
Quá trình hồi phục răng khôn đã nhổ thường kéo dài khoảng vài tuần cho đến vài tháng rồi mới khỏi. Tuy nhiên sau khoảng 1 đến 2 tuần thì vị trí nhổ răng đã hoàn toàn ăn nhai bình thường. Có gặp tình trạng đau răng mãi không khỏi sau nhổ thì bạn cần phải đi khám lại xem tình hình răng.
Quy trình nhổ răng khôn tại Nha khoa Bảo Ngọc
Thông thường, nha khoa nhổ răng khôn uy tín với quy trình được tiến hành các bước dưới đây:
Bước 1: Khám lâm sàng và chụp phim X – Quang
Bước đầu trong quá trình nhổ răng, đây cũng là bước rất quan trọng cho bác sĩ và bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ thực hiện những bước thăm khám nhằm đánh giá tình trạng tổng quan, cũng như xem xét kỹ lưỡng nhằm đánh giá được vị trí, tình trạng, mức độ thương tổn của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh chụp phim X – Quang hàm răng nhằm có hình ảnh chính xác về góc độ và vị trí răng khôn mọc. Từ đó giúp nha sĩ hiểu rõ và có kế hoạch nhổ răng hợp lý và hạn chế sang tổn thương cho người bệnh.
Bước 2: Tiến hành những xét nghiệm cần thiết
Bệnh nhân sau đó được chỉ định lấy máu xét nghiệm để kiểm tra khả năng đông máu, công thức máu và một số xét nghiệm quan trọng khác. Nếu có các bất thường, bác sĩ có thể cân nhắc dùng kháng sinh để đảm bảo quá trình nhổ răng được diễn ra thuận lợi và không làm hại tới sức khoẻ và tính mạng. Ngoài ra, trước khi nhổ răng cũng cần kiểm tra các vấn đề như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường… để loại trừ yếu tố rủi ro và đảm bảo an toàn sau nhổ răng khôn.
Bước 3: Bác sĩ tiến hành nhổ răng khôn
Bác sĩ Nha khoa Bảo Ngọc sẽ tiến hành gây tê vùng răng cần nhổ giúp bệnh nhân có cảm giác thoải mái và dễ chịu, đặc biệt là không bị đau nhức trong suốt thời gian tiến hành nhổ răng khôn. Đặc biệt là trước khi nhổ răng, điều dưỡng và kỹ thuật viên nha khoa cũng phải tiến hành sát trùng vết thương để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và gây sưng mủ vết thương bệnh nhân. Tuỳ bệnh nhân sẽ lựa chọn cách nhổ thông thường hay là nhổ răng khôn bằng máy siêu âm. Vết thương sau nhổ răng khôn sẽ được bác sĩ cố định khâu lại bằng chỉ tự tiêu và sát trùng lại vết thương.
Bước 4: Tái khám sau nhổ răng khôn
Sau quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn về ăn uống hợp lý và vệ sinh đúng cách. Đồng thời hẹn lịch tái khám để đánh giá vết thương và tình trạng sau khi nhổ. Trong 7 – 10 ngày đầu sau khi điều trị, nếu cảm thấy có vấn đề bất thường trong miệng, cần phải liên lạc ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Nhổ răng khôn là một thủ thuật cần thiết đối với những trường hợp răng khôn gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng như đau nhức, viêm nhiễm, hay ảnh hưởng đến các răng khác. Tuy nhiên, việc nhổ răng khôn cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao tại các cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu bạn đang gặp vấn đề với răng khôn và cần tư vấn hoặc có kế hoạch thực hiện thủ thuật nhổ răng khôn, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Bảo Ngọc qua hotline 0333.235.115 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ và chăm sóc chu đáo.
Bình luận nhiều