Cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng tốt nhất dành cho bạn

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng

Mục lục

Hiện nay có rất nhiều người đi niềng răng các loại phương pháp khác nhau. Nhưng trong quá trình niềng việc duy trì vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, cũng đặc biệt rất quan trọng. Niềng răng tạo thêm nhiều khe hở và ngóc ngách, trở thành nơi tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn gây hại. Từ đây để giúp cho người điều trị nha có thêm các kiến thức về cách vệ sinh răng miệng khi niềng hãy cùng Nha khoa Bảo Ngọc theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Các bước vệ sinh răng miệng khi niềng hiệu quả 

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng

Xem thêm: Chi phí niềng răng tại Thái Nguyên: Những yếu tố bạn cần biết

  • Bước 1: Chải răng niềng một cách cẩn thận bằng bàn chải đánh răng lông mềm, bạn nên chú ý chải kỹ quanh các mắc cài và khí cụ niềng răng.

  • Bước 2: Súc miệng bằng nước sạch rồi sau đó có thể dùng nước súc miệng để có hơi thở thơm tho hơn.

  • Bước 3: Vệ sinh răng miệng khi niềng cần phải sử dụng thêm máy tăm nước để rửa sạch những ngóc ngách và kẽ răng, ngoài ra còn vùng quanh các mắc cài niềng nữa.

  • Bước 4: Dùng bàn chải đầu góc để chà sạch các góc, kẽ răng và vùng xung quanh mắc cài đến dây cung.

  • Bước 5: Sử dụng thêm nước súc miệng và xịt thơm để có một hơi thở thơm mát khi niềng răng.

  • Bước 6: Thoa một ít dầu nha khoa lên các bộ phận kim loại như dây cung, mắc cài để chúng không gây kích ứng.

Các dụng cụ vệ sinh răng miệng khi niềng phổ biến

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng

Xem thêm: Thực đơn ăn uống cho người niềng răng mà bạn quan tâm

Bộ vệ sinh răng niềng là bàn chải kẽ

Các bác sĩ khuyến cáo người niềng răng nên kết hợp sử dụng bàn chải kẽ và bàn chải đánh răng thông thường để vệ sinh răng miệng dễ dàng, hiệu quả hơn. Nếu chỉ sử dụng bàn chải đánh răng thông thường trong quá trình niềng thì sẽ không thế loại bỏ các dấu vết mảng bám thức ăn cũ ở vùng xung quanh mắc cài và kẽ răng một cách sạch sẽ.

Bàn chải kẽ được cấu tạo trong phần thân là một thanh thép mảnh cuốn ở giữa, có các sợi lông siêu mềm mại. Điều này giúp bàn chải dễ dàng len lỏi vào những kẽ răng sâu nhất, lấy sạch các mảng bám mà các bàn chải thông thường không thể làm được.

Vệ sinh răng khi đeo niềng bằng bàn chải lông mềm

Khi đang niềng răng, nướu và răng sẽ phải chịu một lực lớn từ bộ dụng cụ vệ sinh răng khi niềng, khiến chúng trở nên tương đối mềm mại. Khi sử dụng bàn chải lông mềm thì nên chọn cái có kích thước phù hợp với khoang miệng thì sẽ dễ dàng vệ sinh và hiệu quả hơn nhiều. Bạn nên tránh dùng các loại bàn chải quá cứng vì khi chải răng sẽ có thể làm răng yếu đi gây ăn mòn men răng, tổn thương nướu và khiến hơi thở có mùi. Trong một số trường hợp việc dùng bàn chải quá cứng còn có thể làm hỏng mắc cài và dây cung niềng răng.

Chỉ nha khoa chăm sóc răng miệng khi đeo niềng 

Những người niềng răng nên cần phải sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám trên chân răng, dây cung và mắc cài. Dụng cụ này có cấu trúc chắc chắn, kích thước nhỏ, dẻo dai và mảnh giúp dễ dàng loại bỏ những thức ăn bị mắc kẽ răng mà không sợ bị ảnh hưởng đến răng miệng.

Đặc biệt khi sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng thì nó có thể hoàn toàn thay thế cho tăm xỉa răng, giúp hạn chế được tình trạng răng bị xô lệch, lung lay cũng như tổn thương men răng và nguy cơ bị sâu răng do thức ăn bị giắt vào.

Xem thêm: Trồng răng Implant Thái Nguyên

Máy tăm nước vệ sinh răng niềng 

Khi nhắc đến các thiết bị dùng cho vệ sinh răng miệng, không thể không đề cập đến máy tăm nước. Việc sử dụng máy xịt tăm nước không chỉ để loại bỏ thức ăn dư thừa và mảng bám vụn trong kẽ mà nó còn giúp massage lợi và để nuôi dưỡng nướu khỏe mạnh.

Chỉ tốn khoảng 1 phút để sử dụng máy tăm nước  thì đã giúp loại bỏ và làm sạch hoàn toàn vụn bẩn giúp cho khoang miệng khỏe mạnh, loại bỏ mùi hôi của thức ăn. Từ đó mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và sạch sẽ nhất mà không bị tổn thương đến răng miệng.

Ngoài ra, sản phẩm còn đi kèm với 2 đầu hút riêng dành cho người niềng răng, có tác dụng hút sạch thức ăn dính vào mắc cài một cách hiệu quả nhất.

Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lưỡi 

Nhiều người có khi chỉ chú trọng đánh răng hằng ngày mà lại bỏ qua lưỡi. Trong khi đó lưỡi là khu vực bám lại rất nhiều thức ăn nếu không được vệ sinh sạch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. 

Do đó, bàn chải lưỡi là một dụng cụ chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết mà bạn nên dùng mỗi ngày, để chống hôi miệng, các bệnh viêm lợi, viêm nướu, sâu răng,…

Xem thêm: Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng

Nước súc miệng cách làm sạch răng khi niềng 

Ngoài máy tăm nước thì bộ dụng cụ vệ sinh răng khi niềng những người điều trị này không nên bỏ qua nước súc miệng. Sản phẩm này có tác dụng làm sạch răng miệng, giúp hơi thở thơm mát và diệt các vi khuẩn nhờ vào thành phần chứa các hoạt chất có lợi như Fluor, Acid boric, Menthol, kẽm Sulfat và các thành phần khác.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo vệ sinh răng miệng một cách hiệu quả và an toàn thì bác sĩ khuyên bạn nên lựa chọn những thương hiệu nước súc miệng lớn, uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Điều này sẽ giúp tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Cách vệ sinh răng khi đeo mắc cài bằng sáp nha khoa 

Sáp nha khoa là một dụng cụ rất hữu ích cho những người đang niềng răng. Sản phẩm này hoạt động như một lớp đệm giữa các khí cụ niềng răng và niêm mạc miệng giúp hạn chế sự ma sát gây chảy máu, nhiệt miệng.

Sáp nha khoa có độ mềm dẻo vừa phải và độ bám dính cao sẽ giảm thiểu các tổn thương cho niêm mạc miệng sau khi niềng răng. Ngoài việc sử dụng sáp nha khoa bạn cũng cần phải:

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên.

  • Có chế độ ăn uống phù hợp tránh các thực phẩm quá cứng.

  • Đi khám nha khoa định kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng.

3 Lời khuyên từ chuyên gia vệ sinh răng miệng khi niềng

Cách vệ sinh răng miệng khi niềng

Xem thêm: Niềng răng có đau không? 10 Mẹo giảm đau khi niềng răng hiệu quả 

Đối với niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài kim loại

  • Sau khi thay mắc cài vệ sinh răng miệng khi niềng khó khăn, bệnh nhân có thể bị nhạy cảm trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu sự nhạy cảm kéo dài hơn 3 ngày mà không cải thiện thì nên liên hệ với nha sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Má và môi cũng có thể bị sưng hoặc dị ứng nếu mắc cài bị tuột, nứt. Tuy nhiên, điều này hiếm xảy ra nếu bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha.

  • Mắc cài sứ dễ gãy hơn niềng răng mắc cài kim loại đặc biệt khi đánh răng quá mạnh hoặc ăn những thực phẩm cứng. Nha sĩ sẽ cắt rời mắc cài và thay thế ngay sau khi bị hỏng nhanh chóng. 

Đối với máng niềng răng trong suốt

  • Nướu và môi dễ bị trầy xước hoặc kích ứng khi mới đeo khay niềng răng không mắc cài. Bệnh nhân nên báo ngay cho nha sĩ biết nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 3 ngày.

  • Khi chuyển từ máng niềng cũ sang máng niềng mới, bệnh nhân có thể cảm giác lạ khi đeo khay niềng mới nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.

  • Khay niềng trong có thể làm tăng tiết nước bọt hoặc khô miệng đặc biệt với một số loại thuốc gây ra những triệu chứng khó chịu vì vậy bệnh nhân nên hỏi ý kiến với nha sĩ trước.

Lưu ý vệ sinh răng miệng khi niềng răng đúng cách

Mỗi một phương pháp chỉnh nha sẽ có một cách vệ sinh cho người răng khác nhau. Tuy nhiên:

  • Cần vệ sinh răng miệng khi niềng sạch sẽ trước và sau khi niềng để ngăn ngừa thức ăn bám vào kẽ răng hoặc khay niềng răng.

  • Nếu không thực hiện đúng các quy tắc vệ sinh do nha sĩ hướng dẫn dễ dàng hình thành mảng bám trên răng.

  • Mảng bám chứa vi khuẩn, chúng sẽ hấp thu đường và chuyển hóa thành axit, gây kích thích nướu, sâu răng và hôi miệng.

  • Vì vậy, khi niềng răng cần vệ sinh răng miệng khi niềng đúng cách bằng các dụng cụ như bàn chải chuyên dụng, chỉ nha khoa, vào mỗi sáng, tối và trước/sau mỗi bữa ăn.

  • Nếu bệnh nhân có ý thức chăm sóc răng miệng kém, nha sĩ sẽ yêu cầu bổ sung fluoride, đến khám định kỳ mỗi tháng và hướng dẫn các bước chăm sóc để hình thành thói quen đúng.

Nghe theo sự tư vấn lời khuyên và phác đồ điều trị của bác sĩ

Có nhiều trường hợp khách hàng đang niềng răng nhưng không đi tái khám và điều chỉnh theo lời khuyên của nha sĩ. Việc này dẫn đến răng “chạy” lung tung, không cố định đúng vị trí như mong muốn. Đây là sai lầm nghiêm trọng, vì nó không chỉ lãng phí tiền bạc và công sức mà còn có thể gây ra các biến chứng xấu về sau như hàm bị biến dạng, răng hô thưa, lệch vẹo.

Để tránh các rủi ro này bệnh nhân cần tuân thủ đúng lộ trình chỉnh nha và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với phương pháp niềng răng Invisalign trong suốt thì bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý đeo niềng tối thiểu 20 – 22 giờ mỗi ngày. Việc dễ dàng tháo lắp niềng khiến một số bệnh nhân chủ quan không đeo đủ giờ hoặc quên làm giảm mức độ hiệu quả điều trị đáng kể.

Kết luận

 

Bài viết trên Nha khoa Bảo Ngọc giới thiệu đến bạn cách vệ sinh răng miệng khi niềng vô cùng quan trọng cho những ai đang trong quá trình điều trị. Từ đây việc chăm sóc kỹ lưỡng răng niềng cũng có giúp cho bạn bớt phần nào gặp các bệnh lý đồng thời đạt được kết quả chỉnh nha tốt nhất. Bệnh nhân cũng cần nên nghe theo bác sĩ để có một hành trình niềng răng hiệu quả nhất. Ngoài ra hãy theo dõi Fanpage Nha khoa Bảo Ngọc để hiểu rõ hơn về những điều cần biết trước khi niềng răng nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Hé lộ 7 sự thật về trồng răng Implant để có hàm răng hoàn hảo

Top 1 niềng răng thẩm mỹ tại Nha khoa Bảo Ngọc uy tín hiện nay

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *