Thị trường thẩm mỹ ngành nha khoa có rất nhiều các loại mắc cài niềng răng thẩm mỹ. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng biết từng đặc điểm, những hữu ích của những phương pháp niềng răng khác nhau. Bài viết dưới đây Nha khoa Bảo Ngọc giới thiệu đến bạn loại niềng răng mắc cài pha lê là một trong những giải pháp có sự hiệu quả tốt.
Trong những năm gần đây, niềng răng mắc cài pha lê đã trở thành một lựa chọn ngày càng phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Khác với các loại niềng răng truyền thống thì niềng răng cài pha lê mang đến những ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
Các đặc điểm niềng răng mắc cài pha lê
Xem thêm: Những thắc mắc thường gặp về niềng răng cùng Nha khoa Bảo Ngọc
Niềng răng mắc cài pha lê là loại mắc cài được dùng để nắn chỉnh thẩm mỹ những khuyết điểm như hô, thưa, răng khấp khểnh, xấu,…Nó cũng giống như những phương pháp niềng răng thông thường. Những chiếc mắc cài và niềng cố định được đính trên răng đã tạo ra một lực giúp răng di chuyển vào đúng vị trí mong muốn.
Tuy nhiên, loại mắc cài này có tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài sứ. Vì những chiếc răng mắc cài được làm từ loại pha lê trong suốt có màu giống với màu của răng thật. Do vậy, khi đeo mắc cài pha lê bạn hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp mà không lo bị nhầm lẫn với những người khác thấy là mình đang niềng răng.
Ngày nay, phương pháp niềng răng mắc cài pha lê bao gồm có hai loại là mắc cài pha lê truyền thống (thường hay được gọi là mắc cài pha lê buộc chun) và mắc cài pha lê tự đóng, cụ thể:
- Niềng răng pha lê truyền thống: Thường dùng dây chun hay chỉ kim loại để buộc chặt mắc cài với dây cung.
- Niềng răng pha lê tự buộc: Gồm có một hệ thống khoá tự động đóng (hay có tên gọi khác là Wing – clip).
Hai loại mắc cài này đều có cơ chế hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Và trong loại mắc cài tự buộc cũng được thiết kế với 2 dây cung khác nhau đó là kim loại và dây cung. Chất liệu của dây cung được làm từ niken trong suốt sẽ mang tính thẩm mỹ cao hơn.
Có tính thẩm mỹ cao: Niềng răng pha lê có màu trong suốt giống như pha lê và không thể nhận biết khi đang đeo. Chúng tạo cảm giác răng tự nhiên và không che đi vẻ đẹp của nụ cười.
Độ bền cao: Niềng pha lê có độ bền và cứng cao, chịu lực tốt, không dễ bị biến dạng hay mòn trong quá trình điều trị. Chúng có tuổi thọ tương đương hoặc cao hơn so với các loại niềng răng kim loại truyền thống.
Dễ vệ sinh: Niềng mắc pha lê có bề mặt nhẵn không có các khe hay góc cạnh giúp việc vệ sinh và giữ gìn vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
Không gây dị ứng: Niềng răng pha lê không chứa kim loại do đó không gây dị ứng cho người đeo đặc biệt là những người nhạy cảm.
Linh hoạt trong điều trị: Niềng pha lê có thể được sử dụng để điều trị nhiều trường hợp răng khấp khểnh, lệch lạc. Phương pháp này đều phù hợp cho cả độ tuổi trẻ em và người lớn.
Ưu và nhược điểm trong niềng răng mắc cài pha lê
Xem thêm: Lựa chọn niềng răng không mắc cài là giải pháp hiện đại cho nụ cười
Mắc cài pha lê có những ưu điểm gì?
Đem đến tính thẩm mỹ cao
Do mắc cài của pha lê sẽ có màu sắc khá tương đồng với màu của hàm răng nên khi đeo mắc cài pha lê thì bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề lộ mắc cài khi nói chuyện. Đây là đặc điểm vượt trội so với mắc cài kim loại bình thường. Vì vậy, nếu bạn làm việc ở các ngành nghề cần tiếp xúc, ngoại giao đề cao tính chất mở rộng, hướng cái đẹp nhiều thì đây là phương án đáng xem xét dành cho bạn.
An toàn cho sức khỏe răng miệng
Chất liệu của mắc cài pha lê được chứng nhận là lành tính, an toàn và không gây bất cứ kích ứng nào đối với cơ thể. Do đó, người điều trị niềng răng có thể hoàn toàn an tâm. Tuy nhiên, với một số trường hợp bị dị ứng với vật liệu pha lê thì nên thận trọng trước khi tiến hành niềng.
Đem lại hiệu quả chỉnh nha cao
Trên thực tế cho thấy niềng răng mắc cài pha lê mang đến hiệu quả cao khi chỉnh nha phù hợp để nắn chỉnh các trường hợp của răng từ đơn giản đến phức tạp. Lực kéo từ mắc cài ổn định và dễ dàng điều chỉnh được, giúp răng vào các vị trí đúng mà mình mong muốn.
Xem thêm: Niềng Răng Giá Rẻ tại Thái Nguyên | Uy tín & Chất lượng
Mặt hạn chế khi niềng răng mắc cài pha lê
Tương tự giống như các phương pháp khác thì niềng răng mắc cài pha lê cũng có một số hạn chế. Khi lựa chọn niềng răng bạn cũng cần phải tham khảo và cân nhắc một số nhược điểm sau:
Chất liệu của mắc cài pha lê dễ bị vỡ, hỏng
Nhược điểm này luôn được nhắc đến nhiều nhất khi nói về mắc cài pha lê, đặc biệt là nếu so với mắc cài kim loại. Tuy nhiên thì phương pháp mắc cài pha lê hiện nay đã cải tiến, tăng chất lượng và hiệu quả đáng khi sử dụng. Vì thế, chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bạn không phải quá bận tâm về vấn đề này.
Hay bị ố vàng và chuyển màu
Cho dù là mắc cài pha lê có độ trong suốt đẹp, tuy nhiên loại này vẫn có thể bị xỉn màu hay ngả màu vàng nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Hoặc nếu bạn hay sử dụng những chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá. Để giữ gìn vẻ đẹp của niềng răng mắc cài pha lê, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng một cách thật sạch sẽ. Tránh sử dụng những chất có khả năng làm ố màu và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ nha sĩ.
Chi phí niềng răng mắc cài pha lê bị cao
So với các dòng mắc cài kim loại, giá niềng răng mắc cài pha lê sẽ bị cao hơn nhiều. Điều này là bởi mắc cài pha lê được làm từ loại vật liệu cao cấp và yêu cầu kỹ thuật chế tác tinh xảo. Ngoài ra, quá trình lắp mắc cài pha lê điều khiển cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, độ chính xác cao từ bác sĩ. Chính vì vậy, người niềng răng luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng về tài chính của mình trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này.
Xem thêm: Trồng răng Implant Thái Nguyên
So sánh niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài kim loại
Xem thêm: 3 Yếu tố cần xem xét khi chọn phòng khám niềng răng cho người bắt đầu
Giống nhau giữa hai loại niềng răng
Cả mắc cài kim loại và mắc cài pha lê đều có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Cả hai loại đều dùng mắc cài, niềng, dây chun để kéo chỉnh răng về đúng vị trí khớp cắn. Ngoài ra, hai phương pháp trên còn sử dụng tốt đối với những trường hợp hô, lệch, thưa, khớp cắn, răng mọc lệch nặng.
Sự khác nhau giữa mắc cài kim loại và mắc cài pha lê
Chất liệu của mắc cài
Mắc cài kim loại được làm từ Inox không rỉ, tuy làm bằng chất liệu kim loại nhưng không hề gây ra kích ứng. Còn niềng răng mắc cài pha lê thì làm từ pha lê tinh khiết, cực tốt cho môi trường khoang miệng. Tuy nhiên, khi mắc cài pha lê và kim loại đều được kiểm nghiệm về mức độ an toàn. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hai loại mắc cài này.
Vệ độ bền của hai loại
Trong quá trình sử dụng và điều trị niềng răng, khi niềng răng bằng mắc cài pha lê sẽ có độ bền tương đối và độ cứng cao, chịu được lực tốt. Niềng răng kim loại cũng có độ bền cao hơn vì làm bằng chất lượng kim loại.
Vệ sinh răng khi niềng
Khi điều trị chỉnh nha thì giữa hai phương pháp thì niềng răng pha lê có bề mặt nhẵn và dễ vệ sinh hơn. Còn niềng răng kim loại có nhiều khe hở, góc cạnh, khó vệ sinh hơn.
Tính thẩm mỹ
Để so sánh về độ thẩm mỹ của hai phương pháp trên thì chắc hẳn mắc cài pha lê sẽ chiếm ưu thế bởi độ trong suốt, khó nhận biết khi sử dụng sẽ tạo nên cảm giác tự nhiên hơn. Bởi mắc cài kim loại sẽ bị lộ rõ trên răng trong quá trình thực hiện niềng răng khi có sự tương phản với màu răng và dễ nhận biết hơn. Trong khi đó, chi phí niềng răng mắc cài có dao động từ 20 – 35 triệu còn giá mắc cài pha lê có mức dao động từ 35 – 50 triệu đồng.
Thời gian để niềng răng
Thời gian niềng răng với mắc cài kim loại sẽ nhanh hơn mắc cài pha lê khoảng 1 – 6 tháng. Do mắc cài pha lê dễ vỡ hơn nếu không được xiết quá mạnh. Do đó làm cho thời gian niềng răng lâu hơn bình thường.
Kết luận
Bài viết trên Nha khoa Bảo Ngọc giới thiệu đến bạn niềng răng mắc cài pha lê. Với những tính năng nổi bật, niềng răng mắc cài pha lê đang ngày càng được nhiều người lựa chọn để cải thiện và nâng tầm vẻ đẹp nụ cười của mình. Ngoài ra còn có các loại như niềng răng trong suốt Invisalign, niềng răng mắc cài mặt trong, hay niềng răng mắc cài sứ cũng có tính thẩm mỹ cao trong các phương pháp niềng răng được ưa chuộng. Để biết thêm vào những ca niềng răng tại Fanpage Nha khoa Bảo Ngọc hãy theo dõi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Hé lộ 7 sự thật về trồng răng Implant để có hàm răng hoàn hảo
Top 1 niềng răng thẩm mỹ tại Nha khoa Bảo Ngọc uy tín hiện nay
1 Comment